Trong các loài nhuyễn thể này, sò Lăng Cô trở thành món ăn nổi tiếng không nơi nào sánh được. Sò Lăng Cô có quanh năm, từ con sò trở thành mắm sò là một quá trình sáng tạo của người dân Lăng Cô và không ai nhớ nghề làm mắm độc đáo này có từ bao giờ. Làm mắm sò khá công phu. Ngư dân đi cào sò về, những người làm mắm tập trung lại quanh thau sò, lấy mũi dao nhọn để chẻ sò, nhưng không phải ai cũng chẻ sò được.
Muốn làm mắm ngon và không hư thối, sò chẻ ra phải giữ nguyên ruột. Sò chẻ xong đem sàng cho sạch cát và hết nước đục, để ráo. Để làm mắm, người ta lấy ruột sò, ớt bột, củ riềng, đậu xanh rang, muối bột trộn đều ở thau rồi cho chúng vào khoảng 2/3 chai, đậy kín lại. Trong khoảng 10 đến 15 ngày nước sò đọng ở đáy chai cỡ 2 lóng tay, thịt sò nổi trên mặt. Bấy giờ mắm đã chín, ta có quyền thưởng thức món ăn đặc sản Lăng Cô. Trước khi đưa mắm sò vào bữa ăn, ta thường trộn vào đó các thứ gia vị, nhất là trái vả xắt mỏng hay đu đủ thái sợi, khế, chuối chát…
Hương vị mắm sò vốn đã thơm ngon, lại còn thơm ngon hơn khi được tăng cường thêm vị béo của thịt heo. Cũng như mắm sặc, mắm thái vùng đồng bằng sông Cửu Long, mắm sò rất thích hợp các loại rau. Cầm từng cuốn rau êm mát trên tay, chấm mắm sò, kẹp miếng thịt cho vô miệng cắn trái ớt xanh cái bụp, nhẩn nha nhai, bảo đảm không còn gì thích thú cho bằng.
Cre:St
#Kinhdoamthuc
#FestivalHue
Như một thói quen, buổi sáng khi tiếng mệ bán xôi bắp rao đầu ngõ…
Món xôi vò thường đường người Huế nấu trong các dịp kỵ giỗ, hay tiệc…
Bánh bèo chén là món phổ biến ở các tỉnh thành miền Trung, miền Nam…
Những năm bao cấp nghèo lắm, kho tộ lúc bấy giờ chỉ là cá đồng…
Bánh tráng trộn là món ăn vặt được rất nhiều bạn trẻ yêu thích, tuy…
Rau muốn chấm kho quẹt là món ăn dân dã nhưng đầy dinh dưỡng. Cùng…