Khác với cách ăn Tết của người dân ở các tỉnh lân cận, người dân xứ Huế đón xuân với các món ăn dân dã nhưng không kém phần cầu kỳ như: tôm chua, dưa món, nem chua, tré, bò ngâm nước mắm… ngoài ra, các món đặc sản như bánh tét, mứt gừng là không thể thiếu.
Ở Huế, món ăn truyền thống Tết, dù dung dị đến đâu, vẫn là những mỹ vị cao sang, đẹp và thơm ngon không kém các món cung đình nhờ được chế biến công phu và tinh tế.
Trong mâm cỗ ngày Tết của người dân xứ Huế khổng thể thiếu dưa món.
Dưa món là món ăn phải được sửa soạn làm từ cả tháng trước Tết. Nguyên liệu để làm dưa món cũng rất đơn giản và dễ tìm: su hào, cà rốt, đu đủ, củ cải trắng, ớt đỏ, củ kiệu… Tất cả được cắt lát mỏng, nhưng không được quá mỏng, tỉa hoa cho đẹp, cũng là để dễ thấm nước mắm, sau đó trải ra phơi nắng trên những cái mẹt hay mâm. Có khi phải phơi hai ngày để thật khô, rồi mới đổ nước mắm nấu vào. Nấu nước mắm là một công đoạn quan trọng, nước mắm phải được pha theo tỉ lệ 1/1 (1 bát nước mắm – 1 bát đường cát trắng), nước mắm nên chọn nước mắm ngon. Bắc hỗn hợp nước mắm – đường lên bếp, vặn lửa nhỏ vừa, khuấy đều tay, tránh không cho đường bị đọng dưới đáy nồi và chú ý cho hỗn hợp không bị sôi trào. Nước mắm đường sau khi đun, để nguội thì trút vào lọ đã xếp sẵn su hào, đủ đủ…
Đậy kín nắp lọ, để nơi khô thoáng. Món này phải làm trước Tết độ một tuần lễ cho ngấm. Dưa món ngon là khi nhìn thấy nước mắm trong vắt, củ cải trắng, cà rốt đỏ, dưa xanh… cắn vào một miếng là thấy dòn dòn, mằn mặn, ngọt ngọt. Dưa món dùng để ăn với bánh chưng, bánh tét.
Như một thói quen, buổi sáng khi tiếng mệ bán xôi bắp rao đầu ngõ…
Món xôi vò thường đường người Huế nấu trong các dịp kỵ giỗ, hay tiệc…
Bánh bèo chén là món phổ biến ở các tỉnh thành miền Trung, miền Nam…
Những năm bao cấp nghèo lắm, kho tộ lúc bấy giờ chỉ là cá đồng…
Bánh tráng trộn là món ăn vặt được rất nhiều bạn trẻ yêu thích, tuy…
Rau muốn chấm kho quẹt là món ăn dân dã nhưng đầy dinh dưỡng. Cùng…