Cá ngạnh hình dáng như cá trê nhưng trắng và nhỏ hơn. Loài cá ngạnh của Huế thường thích sống ở các khe suối nước chảy nên dân địa phương gọi là cá ngạnh nguồn. Khi sơ chế, cá được làm sạch ruột cẩn thận không được để mất buồng trứng vàng ươm, chỉ cần cắt bỏ hai ngạnh nhọn bên mang, giữ lại vây và đuôi để thấy nguyên dạng con cá; sau đó ướp nước mắm, hành, tiêu… trong 15 phút trước khi nấu.
Măng chua để um chủ yếu là măng giang, hái về lột bớt vài lần vỏ ngoài, cắt khúc ngắn rồi cắt dọc thành lát mỏng. Ngâm măng vào thau nước lạnh có pha chút muối chừng nửa ngày là vớt ra, xả qua nước lạnh, rồi thả vào hũ nước vo gạo đậm đặc. Khi đó măng tươi sẽ thành măng chua, một nguyên liệu không thể thiếu của các món um, canh chua của người Huế.
Cách um món này khá đơn giản, cho cá ngạnh vào, rim đến khi thịt cá săn lại, bỏ tiếp măng chua, chuối chát, trộn đều để thấm gia vị. Đổ hỗn hợp trên vào nồi nước đang sôi, cho thêm khế, cà chua, trái thơm vào, đun lửa liu riu.
Khi múc ra bát, rắc thêm hành ngò và hạt tiêu xay, sẽ thấy mùi thơm ngào ngạt tỏa ra. Cá ngạnh um măng ăn kèm bún tươi và rau sống, khi ăn cảm nhận thịt cá ngạnh mềm và béo, có vị chua cay khó quên.
Như một thói quen, buổi sáng khi tiếng mệ bán xôi bắp rao đầu ngõ…
Món xôi vò thường đường người Huế nấu trong các dịp kỵ giỗ, hay tiệc…
Bánh bèo chén là món phổ biến ở các tỉnh thành miền Trung, miền Nam…
Những năm bao cấp nghèo lắm, kho tộ lúc bấy giờ chỉ là cá đồng…
Bánh tráng trộn là món ăn vặt được rất nhiều bạn trẻ yêu thích, tuy…
Rau muốn chấm kho quẹt là món ăn dân dã nhưng đầy dinh dưỡng. Cùng…