Vế Huế, thưởng thức món cốm làng An Thuận

Làng An Thuận (Thuộc Xã Hương Toàn, T.X Hương Trà, Thừa Thiên Huế) từ lâu đã nức tiếng với nghề làm cốm. Nhắc đến An Thuận ai nấy đều nhớ đến thức quà quê mộc mạc mà thấm đẫm tình làng nghĩa xóm này.

com

Trước đây, nhà nào trong làng cũng đều làm cốm và thường cho vào chum sành cho kín hơi để giữ cho cốm được giòn và không bị lại đường (lại đường là hiện tượng đường sau khi nấu chảy ra không bám đều thành một lớp mỏng quanh cốm mà dính lại thành cục), rồi gánh rong ruổi đi bán khắp nơi. Mặc dù cả làng An Thuận làm cốm và nghề này đã được lưu truyền qua 13 đời nhưng nguồn gốc của nghề cốm lại từ nơi khác đến. Nghề cốm An Thuận xuất xứ từ Bắc Ninh, do một người dân ở đó mang vào đây làm và lan truyền khắp nơi. Tuy là nghề tranh thủ lúc nông nhàn nhưng nghề cốm đã giúp người dân kiếm thêm thu nhập hằng ngày để trang trải cho cuộc sống.

coma

Không giống như cốm làng Thạc ở Hải Dương hay cốm làng Vòng ở Hà Nội, cốm An Thuận ngoài hương thơm của nếp còn có vị nồng ấm của gừng, cầu kì hơn thì còn có cả vị bùi béo của hạt vừng và đậu phộng. Và còn có cả tấm lòng thơm thảo của người dân làng cốm An Thuận.

comanthuan

Trước đây người dân An Thuận thường làm hai loại cốm: cốm nếp và cốm dẹp. Cả hai loại đều ngon nhưng cốm dẹp lại cầu kì và công phu hơn rất nhiều. Cốm dẹp được làm từ hạt nếp non. Khi hạt đang còn xanh, gặt về đem luộc chín. Sau đó đem phơi khô, đổ vào cối giã dẹp, lấy hết vỏ sau đó mới đem rang cho hạt nếp nổ phồng rồi trộn với đường mới thắng xong. Còn cốm nếp thì chỉ lấy lúa nếp khô đem rang như cốm dẹp, rồi cũng trộn với đường thắng.Tuy đơn giản là vậy nhưng để làm được cốm ngon cũng phải có kinh nghiệm. Nếu không nếp sẽ không nổ hết, còn đường thì kết thành cục, cốm sẽ không dính liền với nhau. Làm cốm công phu là vậy nhưng đầu ra lại không đảm bảo nên ngày càng mai một và dần dần lãng quên theo năm tháng.

comanthuân

#Kinhdoamthuc
#FestivalHue

Categories:   Đặc sản làm quà, Ẩm thực dân gian, Ăn vặt xứ Huế